Đến Mỹ trao đổi học tập, phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội là mục tiêu mà nhiều người sở hữu visa J-1 đang tìm kiếm. Xu hướng các chương trình định cư Mỹ năm 2020 tiếp tục có sự góp mặt của visa J-1 như một bước trung gian để các bạn trẻ đến Mỹ học tập, trải nghiệm cuộc sống.
Tóm tắt nội dung bài viết
Visa J-1 là gì?
Visa J-1 hay còn gọi là Visa trao đổi văn hoá (Cultural Exchange) là chương trình phổ biến đối với những người trẻ muốn đến Mỹ để làm việc trong thời gian ngắn hạn. J-1 là loại visa không định cư dành cho người nước ngoài đến Mỹ theo các chương trình trao đổi, giao lưu, đào tạo giữa các tổ chức, cơ quan hợp pháp. Đây là visa mang ý nghĩa thúc đẩy ngoại giao giữa Mỹ và các nước trên thế giới.
Thời gian lưu trú của visa J-1 tuỳ thuộc vào chương trình và thường kéo dài không quá 7 năm. Tuỳ trường hợp, người sở hữu visa J-1 có thể xin gia hạn thêm nếu đủ điều kiện.
Quá trình xét duyệt visa J-1 khoảng 6 tuần.
Quyền lợi của visa J-1
- Được học tập, trao đổi, nghiên cứu, làm việc và sinh sống hợp pháp tại Mỹ trong thời gian ngắn hạn.
- Có thể được gia hạn visa J-1 (hoặc không) tuỳ vào chương trình ứng viên tham gia.
- Vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi của ứng viên visa J-1 có thể cùng sang Mỹ với visa J-2.
- Vợ/chồng của người sở hữu visa J-1 được xin giấy phép lao động và làm việc trong thời gian lưu trú tại Mỹ.
Visa J-1 dành cho ai?
Dành cho người nước ngoài đến Mỹ theo các chương trình giao lưu, đào tạo, làm việc ngắn hạn với các ngành nghề như: trao đổi sinh viên, giáo viên, đào tạo viên giữa các tổ chức, thực tập sinh, học ngoại ngữ, hướng đạo sinh, khách mời của chính phủ, khách quốc tế của Bộ ngoại giao Mỹ, các chuyên viên, nhà khoa học, học giả, du lịch làm việc thời vụ…
Thời hạn hiệu lực của Visa J-1
Thời hạn hiệu lực của visa J-1 hoàn toàn phụ thuộc vào chương trình tài trợ mà ứng viên tham gia. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp người giữ visa J-1 có thể ở lại lâu hơn 7 năm. Dưới đây là một số thời hạn hiệu lực tổng quát dựa trên các chương trình phổ biến hơn:
- Giáo viên, học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư có thể ở lại tối đa 05 năm.
- Sinh viên tốt nghiệp y khoa có thời hạn hiệu lực tối đa là 07 năm.
- Thực tập sinh chuyên nghiệp và du khách chính phủ có thể ở lại Hoa Kỳ tới 18 tháng với một số trường hợp ngoại lệ lên đến 02 năm.
- Huấn luyện hướng đạo sinh và nhân viên thời vụ làm việc mùa hè có thời hạn hiệu lực tối đa J-1 là 4 tháng.
- Việc làm chăm sóc trẻ em và chương trình trao đổi văn hoá có thời gian tối đa là 01 năm.
- Một ví dụ về chương trình cho phép người tham gia ở lại hơn bảy năm là Cơ quan Truyền thông Quốc tế, có nhân viên có thể ở lại Hoa Kỳ tới mười năm hoặc hơn.
- Điều quan trọng là ứng viên cần liên hệ chương trình tài trợ để xác định mức độ chính xác của thời hạn hiệu lực visa.
Điều kiện nộp hồ sơ visa J-1
- Ứng viên phải tham gia vào một chương trình thuộc tổ chức hợp pháp, đơn vị tài trợ được chỉ định như: trường đại học, doanh nghiệp tư nhân, cơ quan chính phủ…
- Hoặc ứng viên nhận được lời mời làm việc từ một cơ quan, tổ chức, công ty tại Mỹ.
- Ứng viên phải thành thạo tiếng Anh, bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh theo quy định của mỗi chương trình.
- Có bảo hiểm y tế để bảo đảm được chăm sóc sức khoẻ tốt trong thời gian tại Mỹ.
- Có khả năng đảm bảo tài chính để bản thân và gia đình sinh sống tốt tại Mỹ.
- Nộp đầy đủ lệ phí theo quy định, bao gồm phí của chương trình và phí xử lý, xin visa… nộp cho chính phủ Mỹ.
Tiến trình xử lý hồ sơ visa J-1
- Bước 1: Tìm nhà tài trợ/bảo lãnh hợp pháp từ Mỹ.
- Bước 2: Nộp đơn DS-2019 (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia chương trình) từ nhà tài trợ/bảo lãnh chương trình. Trong đơn thể hiện rõ thời gian tham gia chương trình, mục đích sang Mỹ, các đơn vị liên quan, thời gian lưu trú tại Mỹ.
- Bước 3: Nộp đơn xin thị thực không định cư DS-160 và các khoản phí theo yêu cầu của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) thuộc quy định hiện hành.
- Bước 4: Phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Để đơn xin thị thực J-1 được duyệt cần phải có sự chấp thuận cuối cùng của một nhân viên lãnh sự tại một đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ. Tùy thuộc vào vị trí của ứng viên, thời gian chờ đợi để có được một cuộc hẹn có thể khác nhau, vì vậy điều quan trọng là lên lịch sớm để đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian trước khi chương trình bắt đầu.
Tài liệu cần thiết cho visa J-1
- Mẫu DS-2019, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho Tình trạng người nước ngoài được quyền đến Mỹ theo chương trình trao đổi.
- Mẫu DS-7002, Kế hoạch đào tạo / thực tập (dành cho thực tập sinh trao đổi hoặc người xin thị thực thực tập)
- Mẫu DS-160, Đơn xin thị thực điện tử không di dân trực tuyến
- Một hộ chiếu có giá trị để đi du lịch đến Hoa Kỳ có hiệu lực sáu tháng sau thời gian dự định ở lại Hoa Kỳ
- Một bức ảnh 2×2
Điều quan trọng là kiểm tra với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán cụ thể nơi ứng viên nộp đơn để xác nhận các tài liệu cần thiết khi xin visa J-1. Cách xin visa J-1 sẽ được xác định dựa trên đại sứ quán hoặc lãnh sự quán, cũng như tình huống cá nhân của từng ứng viên. Ứng viên cần tìm hiểu thông tin đầy đủ và có sự chuẩn bị tốt nhất để xin visa J-1 thành công.
Hiện tại CNW đang kết nối cùng các tổ chức tại Việt Nam và Mỹ với nhiều chương trình trao đổi, học tập, làm việc ngắn hạn. Nếu quan tâm đến visa J-1 và mong muốn sang Mỹ để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, mời bạn liên hệ cùng CNW để được tư vấn 1:1 chu đáo nhất. Đăng ký tư vấn bằng cách để lại thông tin vào bảng bên dưới, CNW sẽ liên hệ với bạn hoặc gọi hotline của chúng tôi (+84) 908.835.533 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm thông tin:
- Bản tin định cư Mỹ visa bulletin tháng 12/2019
- Bản tin định cư Mỹ visa bulletin tháng 11/2019
- Bản tin thị thực visa bulletin tháng 10/2019
- Bản tin thị thực Mỹ – Visa Bulletin tháng 9/2019
- Bản tin định cư Mỹ visa bulletin tháng 8/2019
- Vượt RFE, nhà đầu tư EB-5 Việt được duyệt đơn I-526 nhanh kỷ lục
- Nắm bắt cơ hội cuối để đầu tư EB-5 với mức vốn $500.000
- Làm thế nào để đầu tư Visa EB-5 thành công?
- Quy trình đầu tư Visa EB-5 Mỹ – Các bước thực hiện
- Hồ sơ EB-5 – Cần chuẩn bị thông tin và tài liệu gì?
- Chi phí Đầu tư Visa EB5 – Nhà đầu tư cần biết
- Tham gia đầu tư EB-5 như thế nào và vai trò của luật sư di trú
- Cập nhật xu hướng và thông mới về đầu tư Visa EB-5, 2019
- Nhu cầu đầu tư EB-5 của bạn thế nào & CNW hỗ trợ những gì?
- Visa Franchise: Mô hình kinh doanh giúp đến Mỹ nhanh và định cư thành công
- Visa Franchise là lựa chọn lý tưởng giúp nhà đầu tư đến Mỹ nhanh với visa L-1A và E-2
- Từ visa L-1A đến EB-1C: Sở hữu thẻ xanh 10 năm và kinh doanh thành công tại Mỹ
- Visa Franchise – Giải pháp cho doanh nhân định cư và phát triển kinh doanh tại Mỹ
- USCIS đã công bố thay đổi EB-5: Thời điểm để nhà đầu tư Việt quyết định ngay
- Cập nhật tỷ lệ duyệt, RFE, từ chối mới nhất của visa doanh nhân L-1A và H-1B
- Các phương thức định cư Mỹ cho doanh nhân Việt – Nên chọn EB-5, L1-A hay EB1-C?