Nếu bạn là thường trú nhân, công dân Malta, khối Schengen hoặc EU, bạn sẽ được chào đón như người nhà. Nhưng nếu không thuộc các điều kiện này, việc một người khách đến Malta sẽ bị giám sát chặt chẽ, bắt đầu từ khâu xin visa nhập cảnh.
Sở hữu Visa Schengen có thể di chuyển tự do trong 26 nước trong khối.
Tóm tắt nội dung bài viết
- 1 Malta từ chối 1/5 đơn xin visa Schengen
- 2 12 điều cần tránh khi xin visa Schengen từ Malta
- 2.1 1. Tiền sử phạm pháp trong quá khứ và hiện tại
- 2.2 2. Sai sót trong hồ sơ du lịch
- 2.3 3. Giải thích không đầy đủ về mục đích và tình huống của chuyến đi
- 2.4 4. Hộ chiếu bị hư hỏng
- 2.5 5. Hộ chiếu hết hiệu lực
- 2.6 6. Thiếu tài liệu chứng minh lịch trình chuyến đi
- 2.7 7. Thư giới thiệu không có giá trị
- 2.8 8. Thiếu điều kiện tài chính phục vụ cho chuyến đi
- 2.9 9. Giấy khai sinh hay đăng ký kết hôn không hợp lệ
- 2.10 10. Bảo hiểm du lịch không có giá trị
- 2.11 11. Không chứng minh được nơi lưu trú
- 2.12 12. Lịch sử visa Schengen không tốt
Malta từ chối 1/5 đơn xin visa Schengen
Thông tin mới nhất đăng trên báo Times of Malta cho biết, Malta hiện là quốc gia có tỷ lệ từ chối visa cao nhất khối Schengen. Nhiều lý do cho rằng, việc từ chối nhập cảnh vào Malta để bảo đảm sự an toàn không chỉ cho đảo quốc mà còn là trách nhiệm, uy tín của nước thành viên khối Schengen để bảo vệ cho toàn khối.
Visa Schengen dạng du lịch lưu trú ngắn ngày cho phép người sở hữu đi một lúc nhiều quốc gia trong khối miễn là bạn khai báo hành trình rõ ràng. Người xin visa cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu chứng minh mục đích chuyến đi, khả năng tài chính cho chuyến hành trình ngắn ngày của mình và chắc chắn sẽ trở về nước. Loại visa này có thể nộp đơn xin từ một nước trong khối như Malta. Vì thế, các nước trong khối Schengen thường có sự kiểm tra sát sao đối với các hồ sơ xin visa lưu trú theo diện du lịch mà Malta là một trường hợp vô cùng điển hình.
Năm 2015, Malta đã từ chối 25,2% số đơn, 21,1% vào năm 2016 và 25,2% vào năm 2017. Năm 2018, chỉ có 30,5% trong số các đơn được chấp thuận cấp visa nhập cảnh nhiều lần. Cũng trong năm này, quốc gia xếp thứ hai và thứ ba về tỉ lệ từ chối visa lần lượt là Bỉ (16,8%) và Bồ Đào Nha (16,6%).
Các nước thuộc Liên Xô cũ của Schengen có tỷ lệ từ chối thấp nhất. Litva dẫn đầu bảng về tỉ lệ chấp thuận visa. Chỉ 1,3% số đơn xin thị thực Schengen tới Litva và 1,6% đến Estonia bị từ chối. Phần Lan và Iceland cũng có tỷ lệ từ chối thấp chỉ 1,7%.
Các quốc gia có tỷ lệ đơn bị từ chối cao nhất là Nigeria (49,8%), Iraq (47,8%), Guinea (46,8%), Cộng hòa Dân chủ Congo (46%) và Algeria (45,5%).
Tỉ lệ từ chối cấp visa của Malta năm 2018. Nguồn Schengenvisainfo
12 điều cần tránh khi xin visa Schengen từ Malta
Khi bị từ chối visa, bạn sẽ không được giải thích lý do nên sẽ rất khó xác định mình thiếu sót loại hồ sơ nào. Vì thế, cách tốt nhất là nên trang bị thông tin và chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ nhất để nộp cho lãnh sự quán. Sau đây lý giải từ trang Schengenvisainfo về 12 lý do thường gặp nhất khiến visa nhập cảnh Malta bị từ chối.
1. Tiền sử phạm pháp trong quá khứ và hiện tại
Các trường hợp có hành vi phạm pháp trong quá khứ và hiện tại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của viên chức lãnh sự trong việc cấp visa Schengen. Trong nhiều tình huống như vậy, việc cấp visa sẽ bị từ chối vì người nộp đơn bị cho là mối đe doạ cho an ninh quốc gia, chính sách chung hoặc tài sản công cộng của khu vực Schengen. (Ví dụ như: khủng bố, lạm dụng trẻ em, nghiện ngập, tội phạm nghiêm trọng khác.)
2. Sai sót trong hồ sơ du lịch
Những người sử dụng giấy tờ giả, khai danh tính giả sẽ bị từ chối visa và còn bị truy tố các tội danh đi kèm.
3. Giải thích không đầy đủ về mục đích và tình huống của chuyến đi
Trong hồ sơ xin cấp visa, nếu nhân viên lãnh sự phát hiện các chi tiết mâu thuẫn, không trùng khớp với mục đích, kế hoạch chuyến đi và thời gian lưu trú thì người nộp đơn sẽ bị từ chối.
Một số trường hợp điển hình như:
- Không thể hiện được bằng cấp chuyên nghiệp và công việc phù hợp với tình hình tài chính của người đó.
- Không cung cấp giấy tờ hỗ trợ cho mục đích chuyến đi và việc lưu trú lại tại khu vực Schengen.
- Thời điểm xin cấp visa bị lệch với lịch trình chuyến đi và lưu trú; hay không phù hợp với các kỳ nghỉ lễ, quyền lợi của kỳ nghỉ lễ hoặc tình hình doanh thu của người nộp đơn.
- Thiếu sự cam kết sẽ không thay đổi mục đích du lịch và việc lưu trú.
4. Hộ chiếu bị hư hỏng
Một quyển hộ chiếu có tình trạng hư hỏng cũng rất dễ khiến chủ nhân bị từ chối visa. Ví dụ như hộ chiếu bị mất một vài trang, bìa hộ chiếu bị nhàu nát, phai màu, vấy bẩn…
5. Hộ chiếu hết hiệu lực
Nhân viên lãnh sự sẽ từ chối ngay visa nếu hộ chiếu đi kèm không được chấp nhận hoặc không còn hiệu lực. Một vài trường hợp điển hình như:
- Hộ chiếu có thời hạn hiệu lực dưới ba (3) tháng còn lại tính từ thời điểm trở về từ chuyến thăm trong Khu vực Schengen.
- Hộ chiếu không có hai trang visa trống khác nhau.
- Xuất trình một tập tài liệu du lịch thay vì hộ chiếu hợp lệ.
- Hộ chiếu hợp lệ nhưng đã cũ hơn mười (10) năm.
6. Thiếu tài liệu chứng minh lịch trình chuyến đi
Một lý do khác khiến việc xin Schengen Visa không thành công là hồ sơ thiếu kế hoạch phù hợp cho chuyến đi trong Khu vực Schengen. Những trường hợp điển hình như:
- Đăng ký không đúng Đại sứ quán của quốc gia cần đến trong Khu vực Schengen (không thể xác định điểm đến chính của chuyến đi trong Khu vực Schegen).
- Không chứng minh được đã đặt chỗ ở cho từng điểm đến và kế hoạch chi tiêu cho mỗi ngày lưu trú trong Khu vực Schengen.
- Không thể cung cấp vé máy bay đã đặt của từng người xin visa (áp dụng cho nhóm khách du lịch).
- Không thể cung cấp vé du lịch cho mỗi điểm đến sẽ được tham quan trong Khu vực Schengen.
- Để tránh mất phí đặt phòng khách sạn và vé máy bay khi chưa biết visa có được duyệt hay không, bạn có thể chọn những khách sạn cho huỷ phòng không mất phí cũng như đặt loại vé máy bay có thể trả lại được cho hãng hàng không. Một số lời khuyên về việc này bạn có thể xem tại đây.
7. Thư giới thiệu không có giá trị
Hồ sơ xin visa Schengen của bạn nộp cho lãnh sự Malta có thể sẽ cần đến thư giới thiệu/xác nhận của cấp trên trong đơn vị bạn làm việc. Tuy nhiên, thư này sẽ bị đánh giá là không có giá trị nếu:
- Không thể hiện thư là văn bản chính thức của cơ quan bạn làm việc. Ví dụ như phần nhận diện thương hiệu (letterhead) với địa chỉ và thông tin người liên hệ, hoặc của chính người thực hiện thư giới thiệu cho bạn.
- Thư phải được phát hành không quá 3 tháng kể từ ngày nộp đơn xin visa.
- Thiếu con dấu và chữ ký người phát hành thư giới thiệu cho bạn.
- Các lý do khác
8. Thiếu điều kiện tài chính phục vụ cho chuyến đi
Bạn sẽ không được cấp visa nếu thiếu bằng chứng về khả năng tài chính, các phương tiện tài lực, vật lực sử dụng trong chuyến đi, thiếu bằng chứng chứng minh bạn chắc chắn sẽ quay trở về nước. Một số trường hợp điển hình như:
- Không cung cấp báo cáo tài chính được phát hành dưới một (1) tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Thiếu chứng minh rằng, bạn thật sự sử dụng tài khoản ngân hàng của mình (việc nộp tiền vào tài khoản và rút ra để sử dụng). Bạn sẽ cần xuất trình sao kê thẻ tín dụng có lịch sử chi tiêu.
- Không có đủ số tiền cần thiết trong giấy tờ thể hiện khả năng tài chính.
- Sử dụng ngân phiếu du lịch nhưng không có tên của mình trên ngân phiếu.
Visa Schengen cho phép người nộp đơn đi một lúc nhiều quốc gia trong khối miễn là bạn khai báo hành trình rõ ràng và đầy đủ tài liệu chứng minh.
9. Giấy khai sinh hay đăng ký kết hôn không hợp lệ
Bạn cũng có thể bị từ chối visa nếu không thể cung cấp giấy khai sinh hoặc chứng nhận kết hôn hợp lệ. Giấy khai sinh/đăng ký kết hôn không được chứng thực bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán. Những trường hợp điển hình như:
- Không cung cấp giấy chứng nhận được cấp bởi các cơ quan chính thức.
- Không cung cấp giấy chứng nhận dịch thuật bằng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh từ các cơ quan dịch thuật được uỷ quyền.
- Không có giấy xác nhận quyền dân sự (có thể thay tài liệu này bằng các văn bản xác nhận về tôn giáo).
- Không cung cấp giấy xác nhận về cả cha lẫn mẹ đứa trẻ.
- Không cung cấp giấy chứng nhận trùng khớp với tên của các bên được trình bày trên hộ chiếu đã nộp.
- Không cung cấp tài liệu chứng tỏ về quyền bảo hộ hợp pháp cho đứa trẻ (nếu là cha mẹ đơn thân).
- Không cung cấp các tài liệu về nhận con nuôi hợp pháp trong trường hợp là con nuôi (đối với đơn xin visa của Người phối ngẫu trong khối EU).
10. Bảo hiểm du lịch không có giá trị
Một lý do khác có thể dẫn đến đơn xin Visa Schengen không thành công là không thể đưa ra bảo hiểm du lịch phù hợp trong suốt thời gian lưu trú tại Schengen. Những trường hợp như vậy có thể liên quan đến:
- Không cung cấp bảo hiểm du lịch với số tiền dự kiến.
- Thiếu cung cấp bảo hiểm du lịch thể hiện điều khoản không chi trả nếu người mua bảo hiểm không trở về nước.
- Bảo hiểm du lịch không có phạm vi áp dụng tại Khu vực Schengen.
- Bảo hiểm du lịch không bao gồm toàn bộ ngày của chuyến đi trong Khu vực Schengen.
Hồ sơ xin visa Schengen cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, minh bạch. Quan trọng là chứng minh khả năng tài chính, công việc ổn định và việc bạn chắc chắn sẽ trở về nước theo đúng lịch trình.
11. Không chứng minh được nơi lưu trú
Nếu thiếu điều này, rất có thể bạn sẽ bị từ chối visa:
- Đăng ký khách sạn, chỗ ở phải có xác nhận của nơi lưu trú.
- Nếu đến thăm viếng người thân, cần có thư bảo xác nhận của người đó kèm chứng minh địa chỉ đúng là nơi người thân đang sinh sống.
12. Lịch sử visa Schengen không tốt
Nếu trước đây bạn đã đến Schengen và bị ghi nhận những hành vi như không tôn trọng các quy định của Schengen Visa (quá hạn trong Khu vực Schengen, không tuân theo hành trình du lịch mà bỏ qua hầu hết ở quốc gia đích đến trong Khu vực Schengen,…).
Định cư Malta đang là mong muốn của rất nhiều nhà đầu tư Việt, CNW sẽ liên tục cập nhật về đất nước, con người, chính sách di trú của quốc gia đáng sống Malta với mong muốn mang đến những thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu về định cư Malta theo diện đầu tư thường trú nhân (MRVP), mời Quý nhà đầu tư để lại thông tin tại form đăng ký bên dưới hoặc liên hệ hotline: (+84) 908.835.533
Xem chi tiết chương trình định cư Malta tại: https://connectnewworld.com/dinh-cu-malta-quoc-dao-van-nguoi-me-giua-long-dia-trung-hai-4240.html
Xem thêm các bài viết về Malta:
- Vị thế của quốc đảo Malta trong khối cộng đồng chung Châu Âu (EU)
- 7 sự thật thú vị về quốc gia đáng sống Malta
- Chính sách thuế Malta lý tưởng cho nhà đầu tư như thế nào?
- Định cư Malta: Tận hưởng phong cách sống xa hoa của giới thượng lưu
- Định cư Malta: Quyết định sớm, nhà đầu tư càng được nhiều quyền lợi
- Bạn có biết hộ chiếu Malta đứng thứ 9 năm 2019?
- Định cư Malta – Quốc đảo đáng sống đến mức nào?
- Định cư Malta – Hiện thực hóa Giấc mơ Công dân Toàn cầu
- Định cư Malta – Quốc đảo vạn người mê giữa lòng Địa Trung Hải
- Malta – Thiên đường đầu tư định cư hấp dẫn thông qua BĐS