Nếu bạn đang cân nhắc việc sẽ định cư tại Vương quốc Anh, việc nghiên cứu chi phí sinh hoạt ở Anh, bao gồm giá nhà, chi phí chăm sóc trẻ em và mức chi tiêu cho lương thực… sẽ giúp ích cho bài toán quản lý tài chính của cả gia đình.
Tóm tắt nội dung bài viết
- 1 Tổng quan về mức chi tiêu tại Anh
- 2 Chi phí nhà ở tại Anh
- 3 Chi phí tiện ích và năng lượng
- 4 Chi phí giao thông công cộng tại đất nước Anh
- 5 Chi phí ăn uống
- 6 Chi phí học tập tại Anh
- 7 Chi phí y tế tại Anh
- 8 Chi phí chăm sóc trẻ em
- 9 Thực phẩm và chi phí ăn uống tại Vương quốc Anh
- 10 Mức thuế thu nhập cá nhân tại Anh
- 11 An sinh xã hội và chi phí lương hưu tại Anh
Tổng quan về mức chi tiêu tại Anh
Chi phí sinh hoạt ở Anh cao so với các quốc gia khác, mặc dù trong nhiều trường hợp, mức lương làm việc ở đây cao có thể mang đến một lối sống thoải mái cho người nước ngoài nhập cư. Trong khuôn khổ bài viết này, CNW sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan sâu sắc về chi phí sinh hoạt chung ở Anh bao gồm nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giao thông công cộng, cửa hàng tạp hóa, chăm sóc trẻ em, thuế và giải trí.
Phần lớn người nước ngoài đến Vương quốc Anh, tìm kiếm việc làm và một cơ hội để tiếp cận nền giáo dục hàng đầu, phát triển tương lai. Nhìn chung, người nước ngoài có trình độ học vấn tốt có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống chất lượng cao mặc dù chi phí tương đối cao cho nhà ở, giao thông công cộng và hóa đơn tiện ích.
Kể từ đầu thiên niên kỷ, Anh đã thu hút những người lao động từ EU, người nhập cư và người nước ngoài đang tìm kiếm một cuộc sống chất lượng hơn, mặc dù vẫn còn phải xem quyết định rời khỏi EU sẽ ảnh hưởng như thế nào trong tương lai. Cho đến khi luật pháp về Brexit được triển khai, Vương quốc Anh vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho những người nước ngoài muốn tiếp tục trải nghiệm sự nghiệp, giáo dục và văn hóa của đất nước đặc biệt này.
London là điểm đến được lựa chọn cho người nước ngoài đến Vương quốc Anh mặc dù có chi phí sinh hoạt ở thủ đô cao hơn đáng kể so với các khu vực khác. Chi phí sinh hoạt ở miền nam thường cao hơn miền bắc, nhưng mức lương cũng phản ánh điều đó. Giá nhà ở London vẫn ở mức cao bất chấp sự kiện Brexit.
So sánh mức sống tại London
- 4% rẻ hơn New York
- 66% đắt hơn Madrid
- 58% đắt hơn Brussels
- 21% đắt hơn Paris
- 12% đắt hơn Los Angeles
So sánh mức sống tại Manchester
- 38% rẻ hơn New York
- 7% đắt hơn Madrid
- Ngang bằng với Brussels
- 22% rẻ hơn Paris
- 28% rẻ hơn Los Angeles
So sánh mức sống tại Birmingham
- 40% rẻ hơn New York
- 5% đắt hơn Madrid
- Ngang bằng với Brussels
- 29% rẻ hơn Los Angeles
So sánh mức sống tại Edinburgh
- 36% rẻ hơn New York
- 11% đắt hơn Madrid
- 6% đắt hơn Brussels
- 25% rẻ hơn Los Angeles
Chi phí nhà ở tại Anh
Thị trường nhà ở tại Vương quốc Anh đã bắt đầu hạ nhiệt sau nhiều năm tăng trưởng vượt bậc chưa từng thấy – với nhiều thị trường đắt đỏ hơn đặc biệt là giá tăng bị trì trệ. Mức độ giao dịch cũng bị chậm lại đôi chút theo quá trình nước Anh đàm phán để tách ra khỏi Liên Minh Châu Âu. Mặc dù vậy, nước Anh không diễn ra sự sụp đổ giá cả. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt nhà ở giúp giá nhà và chi phí thuê nhà tương đối ổn định.
London là nơi đắt đỏ nhất để sinh sống tại Anh. Ở thủ đô, giá trung bình cho các căn hộ là 414.889 bảng Anh vào cuối năm 2018, trong khi bất động sản dạng nhà phố sẽ có giá là 493.579 bảng Anh.
Nếu bạn có ý định muốn thuê nhà ở London, căn hộ một phòng ngủ sẽ có giá dao động từ 1.200 đến 1.600 bảng Anh cho một tháng. Người độc thân thường có xu hướng sẽ chia sẻ phòng để tiền thuê nhà được giảm nhiều hơn. Dự kiến mức chi phí cho một phòng đơn sẽ từ 500 đến 750 bảng Anh. Hóa đơn tiện ích thường sẽ là chi phí bổ sung bên cạnh tiền thuê nhà.
Tại những nơi khác ở nước Anh, chi phí nhà ở khoảng 300.000 đến 500.000 bảng ở phía Nam và 200.000 đến 400.000 bảng cho vùng trung du và phía Bắc.
Dựa theo số liệu của Numbeo năm 2019, chi phí trung bình cho thuê tại khu vực trung tâm thành phố ở Anh là 712 bảng Anh cho căn hộ một phòng ngủ. Đối với căn hộ ba phòng ngủ thì chi phí sẽ lên đến 1.188 bảng Anh, trong khi khu vực ngoại thành rẻ hơn đáng kể với mức giá là 923 bảng.
Chi phí tiện ích và năng lượng
Việc tư nhân hóa các công ty năng lượng ở Anh có nghĩa rằng chi phí tiện ích tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước mặc cho những nỗ lực của chính phủ đã giới thiệu các chính sách giảm hóa đơn tiêu thụ tiền điện, gas. Do đó, hóa đơn nhiên liệu năng lượng ở Anh có giá cao hơn các nước Châu Âu khác.
Theo số liệu được cung cấp bởi cơ quan quản lý thị trường năng lượng Ofcom, chi phí cho hóa đơn nhiên liệu kép (gas và điện) trung bình trong tháng 4 năm 2018 là 94,83 bảng Anh cho một tháng, tương đương với 1.138 bảng Anh một năm. Hóa đơn ít chi tiêu nhất ở mức 65 bảng một tháng và tương đương với 788 bảng cho một năm.
Đối với những nơi có nhà cung cấp riêng, chi phí gas trung bình là 48 bảng Anh cho một tháng (572 bảng Anh trong một năm) trong khi hóa đơn tiền điện trung bình là 49 bảng (tương đương 590 bảng Anh cho một năm). Theo luật, các công ty năng lượng tại Anh phải thông báo cho các hộ gia đình nếu họ có thể có mức chi phí tiêu dùng rẻ hơn bằng cách chuyển sang cách tính phí và thuế khác.
Về chi phí sinh hoạt gia đình, điện thoại và truyền hình cáp băng thông rộng có thể sẽ rất đắt đỏ nếu bạn mua Sky hoặc BT. Tuy nhiên, các gói khác nhau tùy thuộc vào kênh bạn chọn. Thường thì các gói như Sky thể thao hoặc phim ảnh sẽ đắt tiền hơn.
Bạn cũng có thể mua băng thông rộng và điện thoại cố định với các giao dịch di động hoặc tại siêu thị, cửa hàng bách hóa chẳng hạn như Tesco và John Lewis. Chi phí dự kiến tại một khu vực bất kỳ ở Anh là 30 đến 40 bảng Anh mỗi tháng cho một gói băng thông rộng và điện thoại cố định tốc độ cao.
Chi phí giao thông công cộng tại đất nước Anh
Giao thông công cộng ở Anh cũng đắt hơn so với các quốc gia khác. Xe buýt là phương tiện đặc biệt đắt tiền nhưng không phải lúc nào cũng tiện lợi. Điều đáng ngạc nhiên là London là thành phố tự hào có hệ thống giao thông tốt nhất ở Anh, chủ yếu nhờ vào Tàu điện ngầm – mặc dù đây là mạng lưới giao thông đắt nhất trên thế giới.
Cư dân tại London nên bỏ tiền vào thẻ Oyster, là một loại thẻ cho phép đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm với mức giá rẻ hơn một chút. Giá vé cho một hành khách khi có thẻ Oyster là 1,50 bảng Anh khi đi xe buýt và tối thiểu 2,40 bảng Anh khi đi tàu điện ngầm.
Ở một số khu vực tại Anh, xe buýt là phương tiện giao thông công cộng duy nhất với chi phí tối thiểu là 1,20 bảng Anh. Chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phố và khoảng cách bạn di chuyển.
Taxi cũng là một phương tiện tốn kém tại Anh. Bạn sẽ thấy xe taxi màu đen luôn có sẵn nhưng giá khi bắt đầu lên xe là khoảng 3 bảng Anh và chi phí nhanh chóng tăng dần nếu chuyến đi có khoảng cách dài. Các công ty tư nhân như Uber có thể rẻ hơn đáng kể so với loại taxi đen. Vì vậy, trước khi di chuyển bằng taxi tại Anh, hãy ước tính chi phí bằng công cụ tìm giá trực tiếp.
Việc sở hữu một chiếc xe ô tô tại Anh cũng đắt đỏ do chi phí nhiên liệu tương đối cao. Kể từ tháng 1 năm 2019, giá mỗi lít là khoảng 1,2 bảng Anh cho loại nhiên liệu không chì và 1,3 bảng Anh đối với động cơ diesel.
Vương quốc Anh cũng có một mạng lưới đường sắt rộng lớn. Giá vé tàu hỏa có thể cao mặc dù mua vé tháng sẽ có lợi hơn. Nếu bạn muốn có một chuyến đi ngắn ngày và đã lên kế hoạch ngày đi, hãy đặt trước từ hai đến 3 tuần qua các trang web như thetrainline có thể giúp bạn tiết kiệm trung bình được 43% cho mỗi chuyến đi.
Chi phí ăn uống
Nước Anh có một chuỗi các siêu thị có giá phải chăng nếu bạn mua sắm đúng nơi. Lidl và Aldi cung cấp một loạt các sản phẩm chất lượng với giá cả thấp phù hợp với ngân sách của người tiêu dùng, trong khi ở một phân khúc khác, Waitrose và Sainsbury phục vụ cho thị trường cao cấp hơn.
Ngoài ra còn có các siêu thị tầm trung như Tesco, Asda và Morrisons thường có những sản phẩm giá tốt. Việc suy yếu của đồng bảng Anh và chi phí nhập khẩu cao hơn do Brexit (sự kiện Anh tách khỏi Liên minh Châu Âu) đã khiến giá của một số loại thực phẩm tăng mạnh.
Hóa đơn mua sắm trung bình hàng tuần được ước tính là khoảng 60 bảng Anh cho 2 người, mặc dù người nước ngoài có thể giảm mức chi phí cho mua sắm tiêu dùng là 45 đến 50 bảng Anh tại các cửa hàng trợ giá/giảm giá (budget stores).
Chi phí học tập tại Anh
Người nước ngoài cư trú tại Anh có quyền lợi là con cái sẽ được đi học miễn phí tại các trường công lập. Các chi phí phải trả duy nhất là đồng phục, bữa ăn tối và sách ngoại khóa không được cung cấp bởi hệ thống giáo dục Vương quốc Anh.
Trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 16 phải đến trường để học tập, nhưng có thể nâng cao giáo dục tại bậc trung học phổ thông hoặc đại học để đạt được trình độ “A”, là trình độ được yêu cầu để thỏa điều kiện vào đại học.
Vương quốc Anh có hệ thống trường tư thục tốt nhất thế giới, nhưng học phí trung bình lên đến 17.000 bảng Anh (năm 2018). Ưu điểm của trường tư thục là chất lượng giáo dục cao hơn đáng kể so với các trường nhà nước.
Người nước ngoài không biết tiếng Anh có thể cho con cái đi học tại trường quốc tế để được học chương trình giáo dục bằng ngôn ngữ của đất nước họ. Mặc dù các trường quốc tế đại diện cho sự gián đoạn ít nhất có thể đối với việc giáo dục của con trẻ nhưng chi phí cũng đắt nhất.
Hầu hết các trường quốc tế đều tính lệ phí nộp đơn không hoàn trả nếu con bạn không giành được chỗ theo học tại trường. Học phí dao động trong khoảng từ 3.000 đến 9.000 bảng Anh trên toàn quốc và lên đến 24.000 bảng tại thành phố London.
Học phí đại học công lập được giới hạn ở mức 9.000 bảng Anh mỗi năm bởi chính phủ Anh. Chi phí học một khóa học đại học trung bình là 6.000 bảng cho một năm, bao gồm chi phí cho các dịch vụ khác như học kèm riêng, sử dụng công nghệ thông tin và các dịch vụ khác nhau trong thư viện.
Nếu bạn có ý định tham gia khóa học sau tốt nghiệp đại học tại Vương quốc Anh, mức phí dao động đáng kể tùy vào trường đại học bạn chọn và ngành mà bạn muốn học.
Chi phí y tế tại Anh
Cư dân sống tại Vương quốc Anh được tiếp cận chăm sóc y tế miễn phí theo Dịch vụ y tế quốc gia (NHS). Điều này bao gồm lịch hẹn với bác sĩ và một số phương pháp điều trị tại bệnh viện mặc dù hầu hết các đơn thuốc đều phải trả phí. Để đủ điều kiện tham gia điều trị NHS, người nước ngoài có nghĩa vụ phải đăng ký số NHS.
Ngoài ra, Anh cũng là một quốc gia có rất nhiều phòng khám tư nhân. Giá cả khác nhau tùy thuộc vào thể loại điều trị mà bạn yêu cầu và kinh nghiệm của các bác sĩ. Tuy nhiên, những căn bệnh cần điều trị lâu dài có thể sẽ rất tốn kém và chi phí dễ dàng lên đến hàng chục nghìn bảng.
Phố Harley ở London được coi là ngôi nhà của một số chuyên gia hàng đầu thế giới, nhưng chi phí tư vấn là 210 bảng Anh. Phương pháp điều trị bệnh cũng cao hơn đáng kể. Phố Harley chỉ thực sự là một lựa chọn khả thi dành cho giới siêu giàu.
Bảo hiểm y tế là không bắt buộc ở Anh và hầu hết người nước ngoài hay người bản xứ đều mua bảo hiểm y tế vì có nhiều điều trị miễn phí sẵn có trong NHS. Nếu bạn không đủ điều kiện của các công ty bảo hiểm như AXA, Bupa và Allianz, là những công ty cung cấp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài. Chi phí bảo hiểm y tế tư nhân trung bình ở Anh là 1.435 bảng Anh một năm.
Chi phí chăm sóc trẻ em
Cha mẹ đi làm có con cái dưới 5 tuổi cần sắp xếp việc chăm sóc trẻ.
Trẻ em dưới 2 tuổi phù hợp để tham gia lớp giữ trẻ ban ngày. Chi phí trung bình để gửi một đứa trẻ dưới 2 tuổi đến nhà trẻ là 122 bảng Anh cho một tuần (bán thời gian) hoặc 233 bảng Anh một tuần (toàn thời gian).
Thực phẩm và chi phí ăn uống tại Vương quốc Anh
Các thành phố lớn ở Anh mang hướng quốc tế và có nhiều lựa chọn về nhà hàng, quán cafe và quán rượu có phục vụ thức ăn. Các quán rượu như Brewers Fayre, Harvester, Punch Taverns và Scream Pubs luôn nỗ lực để phục vụ các món ăn phong phú trong tầm giá hợp lý.
Nếu muốn đến một nhà hàng tốt, bạn sẽ tìm những lựa chọn giá cả hợp lý trong khoảng từ 20 đến 25 bảng Anh một người cho một ly rượu hoặc một cốc bia. Cao cấp hơn một chút là 40 đến 50 bảng Anh. Nếu sống ở London sẽ cần cộng thêm 10 đến 15 bảng Anh vào mức trung bình nói trên, mặc dù nếu chịu khó tìm kiếm, bạn vẫn sẽ tìm được các nhà hàng có mức giá rẻ hơn mà vẫn rất chất lượng.
Đồ ăn nhẹ, bánh mì kẹp và thức ăn nhanh có giá từ 2,50 đến 5 bảng Anh. Một số cửa hàng như Boots và Marks & Spencer cung cấp các ưu đãi bữa ăn bao gồm bánh mì kẹp và đồ ăn nhẹ với giá khởi điểm từ 3,99 bảng Anh.
Giá thành của một chai rượu vang ở các nhà hàng thường sẽ dao động từ 5 đến 10 bảng Anh, nhưng có thể lên đến hơn 100 bảng Anh tại một số nhà hàng. Giá trung bình cho một ly bia là từ 4 đến 5,5 bảng Anh ở phía Nam và khoảng 2,8 đến 4 bảng Anh đối với phía Bắc. Giá tiền ở các quán bar sẽ đắt hơn so với các quán rượu truyền thống.
Mức thuế thu nhập cá nhân tại Anh
Nếu bạn đã sống và làm việc tại Vương quốc Anh trong hơn 183 ngày, bạn sẽ có đủ điều kiện trả thuế thu nhập cá nhân. So với một số quốc gia Tây Âu khác, ngưỡng thuế ở Anh chấp nhận được mặc dù chi phí đời sống cao hơn cho khung thuế cao hơn.
Nếu mức thu nhập ít hơn 11.850 bảng Anh tại đất nước Anh, bạn không bắt buộc phải trả thuế. Tuy nhiên, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn vẫn có nghĩa vụ phải nộp biểu mẫu thuế hoàn trả. Hầu hết những người nước ngoài sẽ trả thuế thu nhập cá nhân trực tiếp từ tiền lương hàng tháng của họ. Các nhóm thuế chia ra như sau:
- Dưới 11.850 bảng Anh: 0%
- 851 đến 46.350 bảng Anh: 20%
- 351 đến 150.000 bảng Anh: 40%
- Trên 150.000 bảng Anh: 45%
An sinh xã hội và chi phí lương hưu tại Anh
Hệ thống an sinh xã hội ở Anh khá phức tạp. Nếu bạn bắt đầu công việc mà không được đăng ký an sinh xã hội, bạn phải trả thuế đặc biệt tháng đầu tiên, thường bao gồm các khoản thuế phải trả khá nhiều. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là bạn sẽ được trả lại sau tháng thứ hai hoặc tháng thứ ba làm việc.
Phúc lợi an sinh xã hội (Bảo hiểm Quốc gia) chi trả cho người nước ngoài bị thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tàn tật và tử vong. Tỷ lệ bạn phải trả tùy thuộc vào thâm niên làm việc và mức thu nhập của bạn.
Hầu hết người nước ngoài kiếm được khoảng 702 đến 3.863 bảng Anh một tháng thì sẽ trả 12% của số đó cho an sinh xã hội. Người nước ngoài đến từ các quốc gia thuộc khu vực kinh tế Châu Âu khác cũng có thể có được hưởng những phúc lợi ở nước bản địa của họ khi về hưu.
Mời Quý nhà đầu tư có nhu cầu định cư Anh theo diện visa Innovator liên hệ cùng CNW để được tư vấn 1:1, thẩm định hồ sơ và lên kế hoạch kinh doanh miễn phí bằng cách gọi hotline 0908835533 hoặc đăng ký vào form bên dưới.
Xem thêm thông tin chương trình định cư Anh
- Toàn cảnh hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới của vương quốc Anh
- Định cư Anh bằng Innovator visa: Cách lập kế hoạch kinh doanh đạt yêu cầu chứng thực
- Định cư Vương Quốc Anh bằng Visa Innovator chỉ từ £50.000
- Cộng đồng người Việt tại nước Anh: Ngày càng đông đảo, thành đạt
- Visa Innovator định cư Anh: tỷ lệ duyệt đơn 96.70% trong năm 2019
- Tọa đàm trực tuyến: CHO CON HỌC MIỄN PHÍ & CẢ GIA ĐÌNH ĐỊNH CƯ ANH CHỈ TỪ 1,4 TỶ ĐỒNG
- 3,4 triệu công dân châu Âu nộp đơn định cư Anh sau Brexit