Định cư Thổ Nhĩ Kỳ

Xin visa E-2 đến Mỹ nhanh nhất với hộ chiếu định cư Thổ Nhĩ Kỳ

Cùng với Grenada, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) là quốc gia có hiệp ước thương mại hàng hải song phương với Mỹ. Do đó, trong năm 2020 này, sở hữu hộ chiếu định cư Thổ Nhĩ Kỳ giúp nhà đầu tư dễ dàng xin visa E-2 đến Mỹ. Với thời gian chỉ từ 3 tháng và điều kiện đầu tư khá dễ dàng, nhập quốc tịch định cư Thổ Nhĩ Kỳ đang là lựa chọn lý tưởng để các gia đình đến Mỹ nhanh nhất, cũng như hưởng quyền lợi tự do đi lại hầu hết các nước châu Âu.

Định cư Thổ Nhĩ Kỳ năm 2020

Sở hữu hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ giúp xin visa E-2 vào Mỹ dễ dàng với tổng thời gian chưa đầy 1 năm.

Quyền lợi khi trở thành công dân Thổ Nhĩ Kỳ

  • Được xin visa E-2 vào Mỹ với tư cách công dân Thổ Nhĩ Kỳ có hiệp ước Thương mại Hàng hải (treaty countries).
  • Năm 2020, hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ 39 trên thế giới (theo Henley Passport Index 2020), thuộc nhóm hộ chiếu mạnh.
  • Công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn visa đến 66 quốc gia và vùng lãnh thổ, visa điện tử (e-visa) đến 26 quốc gia và 22 visa tại điểm đến (visa on arrival).
  • Tuy không thuộc khối Schengen và đang đàm phán để gia nhập EU nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hiệp định Ankara từ năm 1963 cùng cộng đồng kinh tế châu Âu. Đây là thỏa thuận tạo ra một hiệp hội giữa Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng đồng kinh tế châu Âu cho phép Công dân Thổ Nhĩ Kỳ thành lập doanh nghiệp ở các quốc gia liên quan (bao gồm Vương quốc Anh), di chuyển đến các quốc gia châu Âu và khi đủ điều kiện có thể đăng ký thường trú và quốc tịch tại các quốc gia đó.
  • Trẻ em được học miễn phí bậc phổ thông từ 7 – 15 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ. Học phí bậc đại học công lập tại quốc gia này rất thấp với chất lượng đào tạo rất cao.
  • Hưởng chế độ chăm sóc y tế khẩn cấp, chăm sóc y tế cơ bản miễn phí. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có trình độ y tế cao với việc hàng triệu người nước ngoài đến đây du lịch, chữa bệnh hàng năm.

Ưu thế của chương trình đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

  • Thời gian xét duyệt nhập quốc tịch định cư Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng, chỉ từ 3 tháng. Cùng với thời gian xét duyệt visa E-2 chỉ từ 4 tháng. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, nhà đầu tư và gia đình đã có quyền tự do lựa chọn đến Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Mỹ làm việc, sinh sống hay tự do đi lại giữa các quốc gia.
  • Với mức đầu tư bất động sản từ 250,000 USD, chương trình nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ có chi phí thấp bậc nhất trong các chương trình đầu tư sở hữu quốc tịch các nước châu Âu.
  • Đầu tư an toàn, nhà đầu tư được quyền bán lại bất động sản sau 3 năm mà không ảnh hưởng đến quyền lợi quốc tịch.
  • Không đòi hỏi khoản chi phí quyên góp chính phủ như các chương trình nhập quốc tịch khác.
  • Không yêu cầu chứng minh tài chính.
  • Đa lựa chọn phương thức đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Cả gia đình được định cư và nhập quốc tịch cùng lúc với đương đơn chính.
  • Không giới hạn tuổi tác hay yêu cầu trình độ, ngôn ngữ, kinh nghiệm của đương đơn chính.
  • Không yêu cầu thời gian cư trú tối thiểu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phương thức đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

6 phương thức đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là:

  • Cách 1: Mua bất động sản trị giá tối thiểu 250.000 USD (hoặc ngoại tệ tương đương hoặc đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ) có chứng thư quyền sở hữu và duy trì ít nhất ba năm. Bất động sản được chứng thực bởi Bộ Môi trường và Đô thị (Ministry of Environment and Urbanization).
    (Vì cách 1 phù hợp với đa số nhà đầu tư Việt Nam nên CNW sẽ tập trung phân tích quy trình thực hiện theo cách này).
  • Cách 2: Thực hiện đầu tư vốn cố định tối thiểu 500.000 USD, được chứng thực bởi Bộ Công nghiệp và Công nghệ (Ministry of Industry and Technology).
  • Cách 3: Tạo việc làm cho ít nhất 50 người dân Thổ Nhĩ Kỳ, được chứng thực bởi Bộ Gia đình, Lao động và Dịch vụ Xã hội (Ministry of Family, Labor and Social Services).
  • Cách 4: Gửi ít nhất 500.000 USD vào các ngân hàng hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ với điều kiện không được rút tiền trong ít nhất ba năm. Số tiền này được Cơ quan giám sát và quản lý ngân hàng chứng thực (Banking Regulation and Supervision Agency).
  • Cách 5: Mua ít nhất 500.000 USD hoặc ngoại tệ tương đương hoặc trái phiếu chính phủ trị giá lira của Thổ Nhĩ Kỳ với điều kiện duy trì ít nhất ba năm, theo chứng nhận của Bộ Tài chính (Ministry of Treasury and Finance).
  • Cách 6: Mua ít nhất 500.000 USD hoặc ngoại tệ tương đương hoặc Cổ phiếu quỹ đầu tư bất động sản Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc cổ phiếu quỹ đầu tư mạo hiểm với điều kiện duy trì ít nhất ba năm, theo chứng nhận của Hội đồng thị trường vốn Thổ Nhĩ Kỳ (Capital Markets Board).

Quy trình đầu tư bất động sản nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

  • Bước 1: Đến Thổ Nhĩ Kỳ và tìm hiểu về bất động sản. Đây là bước không bắt buộc nhưng nhà đầu tư nên đến Thổ Nhĩ Kỳ để tìm hiểu thực tế về tài sản mà mình định mua trong tương lai.
  • Bước 2: Tiến hành mua bất động sản
  • Bước 3: Nộp đơn xin chứng nhận đủ điều kiện tham gia chương trình
  • Bước 4: Nộp đơn xin thẻ cư trú
  • Bước 5: Nộp đơn xin quốc tịch
  • Bước 6: Nhận quốc tịch và tiếp tục thực hiện đầu tư vào Mỹ xin visa E-2 nếu có nhu cầu.

Quy trình đầu tư nhập quốc tịch định cư Thổ Nhĩ Kỳ

Quy trình cấp hộ chiếu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ

Quyền lợi xin visa E-2 đến Mỹ với tư cách công dân Thổ Nhĩ Kỳ

Visa E-2 là quyền lợi dành riêng cho các công dân của quốc gia có hiệp ước thương mại song phương với Mỹ (Treaty county country) như Thổ Nhĩ Kỳ, Grenada… Tỷ lệ xét duyệt visa E-2 lên đến 90% với thời gian chỉ từ 4 tháng.

Một số đặc điểm chính về visa E-2

  • Lần đầu cấp, visa E-2 có giá trị 5 năm, sau đó mỗi 2 năm gia hạn một lần và không hạn chế số lần gia hạn. Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc là nhà đầu tư cần duy trì việc kinh doanh hiệu quả trong suốt thời gian sở hữu visa E-2.
  • Nhà đầu tư phải đến Hoa Kỳ để điều hành và phát triển doanh nghiệp E-2.
  • Nhà đầu tư phải có ý định rời khỏi Hoa Kỳ khi tình trạng E-2 của bạn kết thúc.
  • Nhà đầu tư phải đầu tư một số vốn đáng kể vào một doanh nghiệp ở Hoa Kỳ (đề xuất từ mức 150.000 USD)
  • Nguồn vốn đầu tư phải hợp pháp.
  • Doanh nghiệp E-2 tại Hoa Kỳ phải là một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. Mô hình franchise sinh lời tốt, hiệu quả kinh doanh cao sẽ giúp nhà đầu tư sở hữu và duy trì visa E-2 thành công.
  • Khoản đầu tư phải được cam kết không thể hủy ngang đối với doanh nghiệp E- 2. Nguồn vốn này cần thực sự chi tiêu trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp E-2 không phải là doanh nghiệp marginal enterprise (doanh nghiệp cận biên). Một doanh nghiệp được coi là cận biên nếu bị đánh giá là thiếu khả năng tạo thu nhập có khả năng đảm bảo cuộc sống cho nhà đầu tư và gia đình của họ.
  • Từ visa E-2, nhà đầu tư có thể chuyển đổi sang các chương trình định cư lấy thẻ xanh Mỹ như EB-1C, EB-5 để định cư với tư cách thường trú nhân.

Về cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ

  • Diện tích: 780.580 km2
  • Vị trí địa lý: Là cửa ngõ nằm ở giữa Châu Âu và Châu Á, phần lớn lãnh thổ nằm ở châu Á. Bắc giáp Biển Đen, Đông Bắc giáp với Armenia, Grudia, Đông giáp Iran, Nam giáp Iraq và Xiri, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy Lạp và Bungaria.
  • Dân số: 83,8 triệu người (năm 2019)
  • Các thành phố lớn: Ankara (thủ đô), Istabul (thành phố lớn nhất), Antalya, Bursa,…
  • Đơn vị tiền tệ: Lira
  • Tổng GDP: đạt 766,5 tỷ USD (năm 2018)
  • Kinh tế: Kết hợp giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu.
  • Tôn giáo: 99,8% dân số theo Đạo Hồi, ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo và Do thái giáo.
  • Khí hậu: Mùa đông lạnh, ẩm ướt, có tuyết nhiều tháng. Mùa hè ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 20 độ C.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ

Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1923, nằm ở vị trí chiến lược giữa châu Á và châu Âu. Quốc gia này có 50% dân số dưới 29 tuổi với dân số 82 triệu người, đã trở thành một trong những nền kinh tế trẻ nhất và xếp thứ 16 trên thế giới. Kể từ năm 2002, ngoại trừ tăng trưởng vào cuối năm 2008 và 2009, mức tăng trưởng trung bình đã đạt 7,5%. Năm 2010, mức tăng trưởng đã ở mức đáng kinh ngạc là 8,9%, Thổ Nhĩ Kỳ ghi dấu ấn khác biệt về nền kinh tế mới nổi. Từ 2010 đến nay, tốc đổ tăng trưởng ổn định hàng năm với mức trung bình 5%. Một thập kỷ gần nhất, xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ vượt 140 tỷ USD, khối lượng giao dịch đạt 300 tỷ USD. Quốc gia này đang là ứng cử viên cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu, cũng như đang là thành viên tích cực của khối các nền kinh tế lớn G20.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thành viên của Liên minh Hải quan châu Âu từ năm 1995 và đã nỗ lực rất nhiều để gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai gần.

Thổ Nhĩ Kỳ có Ngân hàng Trung ương Độc lập, BDDK, IMKB, SPK và Takasbank. Tín phiếu kho bạc, chứng khoán, giao dịch tài chính được thể hiện minh bạch và thông suốt. Đây là thị trường tài chính đang được đón nhận với các ngân hàng đầu tư chất lượng hàng đầu. Sự hiện diện của hơn 50.000 công ty có vốn nước ngoài, trong đó có 10 – 100 quốc gia từ Istanbul, cùng với các sáng kiến ​​của chính phủ để cải thiện môi trường pháp lý, là bằng chứng cho một nền tảng hoạt động ổn định và đáng tin cậy.

Kể từ những năm 1990, các thành phố Istanbul, Bursa, Istanbul, Ankara, Izmir, Antalya, Adana và Muğla (Bodrum, Marmaris, Fethiye, Kaş), nằm trong số 5 điểm du lịch hàng đầu thế giới. Những thành phố này cũng là điểm đầu tư rất tốt cho các nhà đầu tư bất động sản muốn tận dụng lợi thế vị trí đẹp của quốc gia nhiều tiềm năng này. Các chuyến bay trực tiếp từ Turkish Airlines xuất phát từ nhiều thành phố tại Istabul đến hơn 200 quốc gia. Các chuyến bay điển hình như: Los Angeles, New York, London, Johannesburg,…

Giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ

Giáo dục là bắt buộc và miễn phí từ 7 đến 15 tuổi. Giáo dục bậc đại học và cao đẳng thuộc trách nhiệm của Ủy ban Giáo dục Cấp cao, và được chính phủ cấp ngân sách. Có khoảng 820 cơ quan giáo dục bậc cao gồm các trường đại học, với tổng số sinh viên khoảng hơn 1 triệu người. 15 trường đại học chính nằm ở Istanbul và Ankara.

Từ năm 1998 các trường đại học được trao quyền tự chủ rộng lớn hơn và được khuyến khích tìm kiếm thêm ngân quỹ từ bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác với các ngành công nghiệp.

Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai loại trường chính là công lập và tư thục. Các trường đại học công lập với mức học phí thấp. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới.

Ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thổ Nhĩ Kỳ điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơ bản cũng như ứng dụng. Có 64 viện và các tổ chức nghiên cứu tại quốc gia này . Những ngành mạnh nhất của cơ quan này là nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệ sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng.

Y tế Thổ Nhĩ Kỳ

Du lịch điều trị bệnh những năm gần đây đã trở thành dịch vụ phát triển tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy sự tiến bộ của y học và hệ thống y tế, khám chữa bệnh tại quốc gia này. Bệnh nhân nước ngoài muốn được điều trị tại bệnh viện công hoặc tư nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ phải được đăng ký với Bộ Y tế. Chi phí khám chữa bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ khá thấp so với mặt bằng chung các quốc gia châu Âu nhưng có chất lượng phục vụ cao. Có rất nhiều quy trình có sẵn tại các bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ như phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ, cấy tóc, phẫu thuật mắt, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tim hở, bệnh ngoài da, sàng lọc và  điều trị ung thư, phụ khoa, phẫu thuật thần kinh, chỉnh hình, nha khoa, spa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng nhận định rằng, mô hình y tế nói chung và bác sĩ gia đình nói riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ là đáng học hỏi. Từ năm 2005 đến nay, những cải cách về y tế cùng mô hình bác sĩ gia đình là một trong những bước tiến vược bậc của quốc gia này. Bác sĩ gia đình được đào tạo theo hệ đa khoa và làm việc ở trung tâm y tế, trong số đó, 80% các bác sĩ gia đình làm việc cho các cơ sở y tế công lập, 20% làm việc cho các cơ sở y tế ngoài công lập.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư mạnh cho tuyến y tế cơ sở, áp dụng khoa học công nghệ vào khám chữa bệnh nên toàn quốc gia có hệ thống thông tin kết nối xuyên suốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Chính sách sách bảo hiểm y tế toàn dân giúp công dân Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng chăm sóc y tế cơ bản, cấp cứu y khoa miễn phí.

Y tế Thổ Nhĩ Kỳ

Hệ thống y tế công cộng và tư nhân cùng phát triển và thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đời sống Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí địa lý đặc biệt và lịch sử lâu đời từ thời đế chế Ottoman khiến Thổ Nhĩ Kỳ có nền văn hoá giao thoa giữa châu Á và châu Âu. Người mới đến quốc gia này sẽ cảm thấy rất thú vị với kiến trúc nhà cửa, cảnh quan độc đáo, những điệu múa truyền thống, nhà tắm hơi công cộng, bữa sáng đầy ắp rau củ, món cà phê với cách pha đặc trưng tại đây.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ rất hiếu khách và thường xuyên tổ chức những bữa ăn ấm cúng tại nhà có sự hiện diện của khách mời. Khách đến chơi nhà được mời dùng bữa và khi ra về sẽ rất quyến luyến với gia chủ. Lời chào tạm biệt đầy nồng ấm, kéo dài hơn thông thường. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn rất yêu động vật và hầu như các gia đình đều nuôi thú cưng trong nhà.

Thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ có tất cả các phương tiện giao thông nhưng tại Istanbul, phà là phương tiện được yêu thích nhất. Quốc gia này có những bãi biển đẹp, khung cảnh thơ mộng, an toàn nên mỗi năm, du khách khắp thế giới đổ về quốc gia này rất đông đúc.

Người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng 1,000 người, hầu hết đang sinh sống tại hai khu vực lớn nhất là thủ đô Ankara và thành phố Istanbul. Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ ngoại giao gắn bó. Các hoạt động giao thương, văn hoá giữa hai nước diễn ra thường xuyên.

Nếu có nhu cầu sở hữu hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ và đến Mỹ với visa E-2, mời Quý nhà đầu tư liên hệ cùng CNW để được tư vấn 1:1 miễn phí, lựa chọn các mô hình kinh doanh tại Mỹ phù hợp nhất và xúc tiến hồ sơ nhanh chóng.



Xem thêm tin tức định cư:

Facebooktwitterlinkedinyoutubeby feather