Chương trình quốc tịch Síp ngưng từ 1/11/2020 và những lựa chọn thay thế

Síp đang tạm đình chỉ chương trình đầu tư quốc tịch sau nhiều tai tiếng về việc lạm dụng hệ thống nhập cư này. Người phát ngôn của chính phủ Síp, ông Kyriakos Koushos cho biết, việc tạm dừng chương trình quốc tịch sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2020. Hãng thông tấn Síp cũng đã chính thức đưa tin hôm thứ ba vừa rồi.

Chương trình quốc tịch Síp (CIP) tạm ngưng từ 1/11/2020

Quyền công dân của Síp thông qua chương trình đầu tư cấp hộ chiếu Síp cho bất kỳ ai đầu tư ít nhất 2,5 triệu USD vào nước này, thường thông qua đầu tư bất động sản.

Kể từ năm 2013, khi chương trình hộ chiếu bắt đầu, Síp đã kiếm được hơn 7 tỷ EUR. Số tiền này được sử dụng để duy trì nền kinh tế của quốc gia.

Mặc dù hợp pháp nhưng chương trình Quốc tịch Síp vẫn thường xuyên bị Liên minh châu Âu và các tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng chỉ trích, cho rằng đã tạo điều kiện cho việc hợp pháp hóa tài sản bị đánh cắp từ Nga và nguồn tài chính bất hợp lệ.

Chính phủ Síp từng giải thích rằng, chương trình quốc tịch đã có một số sai lầm trong những năm gần đây nhưng việc thắt chặt luật pháp và kiểm tra lý lịch của người nộp đơn là đủ để ngăn chặn tội phạm có được hộ chiếu.

Việc tạm ngưng chương trình Quốc tịch Síp từ ngày 1/11/2020 dựa trên đề xuất và đồng thuận của ông Nicos Nouris, bộ trưởng bộ nội vụ Síp và ông Constantinos Petrides, bộ trưởng bộ tài chính Síp. Có thể, một chương trình quốc tịch với các quy định mới sẽ được tiến hành trong tương lai nhưng từ tháng 11 tới, công dân nước ngoài sẽ không còn được nộp đơn đăng ký chương trình CIP nữa.

Hộ chiếu Síp
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch Síp tạm ngưng từ 1/11/2020.

Các lựa chọn thay thế quốc tịch Síp

Chương trình thường trú Síp

Nếu vẫn yêu mến đảo quốc Síp xinh tươi và muốn tự do đi lại, sinh sống tại quốc gia này và khối Schengen châu Âu, công dân nước ngoài vẫn có thể đăng ký chương trình nhận thẻ thường trú Síp cho bản thân và cả gia đình. Đương đơn chính có thể mang theo người phối ngẫu vợ (chồng), con cái phụ thuộc đến 25 tuổi và cha mẹ ruột, cha mẹ vợ (chồng) đến Síp để cùng sinh sống. Chương trình tạo điều kiện cho nhà đầu tư và gia đình tự do đi lại khắp khối Schengen, chỉ cần đến Síp 2 năm 1 lần. Bên cạnh đó, thường trú nhân có thể đăng ký nhập quốc tịch Síp sau 7 năm trở thành thường trú nhân nếu thỏa các điều kiện yêu cầu.

Để trở thành thường trú nhân Síp, nhà đầu tư cần mua bất động sản trị giá 300,000 Euro, cung cấp một chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 30,000 Euro trong ngân hàng Síp cố định trong 3 năm cũng như chứng minh số tiền đầu tư của mình là hợp pháp.

Chi tiết chương trình thường trú nhân Síp

Đảo Síp
Chương trình thường trú nhân Síp cũng có thể giúp nhà đầu tư sở hữu quốc tịch Síp sau 7 năm.

Chương trình thường trú nhân Malta

Malta cũng có chương trình nhập quốc tịch tương tự như Síp, tuy nhiên đảo quốc xinh đẹp tại Địa Trung Hải này cũng đã tạm ngưng nhận hồ sơ đăng ký từ nay đến cuối năm 2020. Thay vào đó, nếu chỉ cần một nơi lưu trú thứ hai cho cả gia đình, cho con cái hưởng quyền lợi giáo dục và gia đình tiếp cận y tế chất lượng cao cũng như tận hưởng chất lượng cuộc sống ở châu Âu, chương trình thường trú nhân Malta (MRVP) là lựa chọn lý tưởng cho nhà đầu tư. Trở thành thường trú nhân Malta cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư được tự do đi lại khắp khối Schengen Châu Âu.

Để trở thành thường trú nhân Malta, nhà đầu tư cần mua trái phiếu chính phủ Malta trị giá 250.000 EUR duy trì trong 5 năm (hoặc sử dụng gói vay tài chính trị giá 70.000 EUR). Đi cùng là điều kiện mua hoặc thuê bất động sản ở Malta duy trì trong 5 năm với các lựa chọn.

  • Mua hoặc thuê bất động sản ở đảo chính Malta: trị giá tối thiểu 320.000 EUR hoặc thuê bất động sản tối thiểu 12.000 EUR một năm
  • Mua hoặc thuê bất động sản ở phía Nam đảo Malta, đảo Gozo: Mua bất động sản với trị giá tối thiểu 270.000 EUR hoặc thuê bất động sản tối thiểu 10.000 EUR một năm.
  • Mua gói bảo hiểm y tế (với mức bồi thường không dưới 30.000 EUR).

Xem chi tiết chương trình thường trú nhân Malta MRVP

Định cư Châu Âu
Chương trình đầu tư thường trú Malta (MRVP) thu hút rất nhiều gia đình nước ngoài đến sinh sống tải đảo quốc xinh đẹp này.

Chương trình quốc tịch Grenada

Sở hữu quốc tịch Grenada giúp nhà đầu tư được tự do di lại khắp khối Schengen châu Âu, được xin visa E-2 kinh doanh và sinh sống tại Mỹ cũng như tận hưởng cuộc sống tại quốc đảo Caribbean xinh đẹp, hưởng chế độ giáo dục và y tế công miễn phí. Do đó, ngày càng nhiều nhà đầu tư chọn chương trình nhập quốc tịch Grenada để trang bị cho gia đình mình tấm hộ chiếu thứ hai. Chương trình cho phép gia đình 3 thế hệ gồm vợ chồng, con cái dưới 30 tuổi (chứng minh phụ thuộc), và cha mẹ trên 55 tuổi (chứng minh phụ thuộc) cũng có thể nhận được quyền công dân.

Nhà đầu tư có hai lựa chọn để nhập quốc tịch Grenada là Quyên góp vào Quỹ chuyển đổi quốc gia (Grenada National Transformation Fund -NTF) với giá trị từ 150,000 USD hoặc mua bất động sản trị giá từ giá trị 350,000 USD và phí chính phủ 50,000 USD. Hộ chiếu Grenada là vĩnh viễn và được truyền thừa con cái nhà đầu tư.

Xem chi tiết chương trình quốc tịch Grenada

Grenada

Sở hữu quốc tịch Grenada giúp nhà đầu tư dễ dàng đến Mỹ làm việc và sinh sống bằng visa E-2 cũng như đi lại khắp Schengen.

Chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

Cùng với Grenada, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) là quốc gia có hiệp ước thương mại hàng hải song phương với Mỹ. Sở hữu hộ chiếu Thổ Nhĩ kỳ, nhà đầu tư dễ dàng kinh doanh và sinh sống tại Mỹ bằng visa E-2. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán để gia nhập EU và còn có hiệp định Ankara từ năm 1963 cùng cộng đồng kinh tế châu Âu. Hiệp định này cho phép Công dân Thổ Nhĩ Kỳ thành lập doanh nghiệp ở các quốc gia liên quan (bao gồm Vương quốc Anh), di chuyển đến các quốc gia châu Âu và khi đủ điều kiện có thể đăng ký thường trú và quốc tịch tại các quốc gia đó.

Thời gian xét duyệt nhập quốc tịch định cư Thổ Nhĩ Kỳ rất nhanh chóng, chỉ từ 3 tháng với yêu cầu đầu tư bất động sản có giá trị 250,000 USD, duy trì tối thiểu 3 năm.

Xem chi tiết chương trình nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

Quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ có thời gian xét duyệt nhanh chóng, chỉ từ 3 tháng.

Chương trình quốc tịch Montenegro

Montenegro giới hạn số lượng đơn đăng ký quốc tịch là 2.000 suất trong thời gian 3 năm từ 1/1/2019 đến 31/12/2021. Nhập quốc tịch Montenegro, nhà đầu tư và gia đình được hưởng nhiều quyền lợi như tự do di chuyển trong khối Schengen Châu Âu, dễ dàng đến Mỹ làm việc và sinh sống bằng visa E-2. Dự kiến, năm 2025, Montenegro sẽ trở thành thành viên khối liên minh châu Âu, do đó, người sở hữu quốc tịch Montenegro cũng đồng thời sẽ trở thành công dân châu Âu trong tương lai.

Cách thức đầu tư để sở hữu quốc tịch Montenegro là thông qua bất động sản. Nhà đầu tư cần đóng góp tối thiểu 100.000 EUR vào quỹ tài chính quốc gia. Đầu tư 250.000 EUR vào dự án bất động sản được chính phủ phê duyệt ở các khu vực chưa phát triển như vùng phía bắc, bờ biển xa; HOẶC đầu tư 450.000 EUR vào dự án bất động sản được chính phủ phê duyệt ở khu vực phát triển tại phía nam Montenegro. Bất động sản đầu tư phải duy trì ít nhất 5 năm theo quy định của chương trình.

Xem chi tiết chương trình nhập quốc tịch Montenegro

Chương trình quốc tịch Montenegro
Montenegro với 2.000 suất nhập quốc tịch, mang đến nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư và gia đình.

Mời Quý nhà đầu tư liên hệ cùng CNW để lựa chọn chương trình định cư phù hợp nhất dành cho mình. Quý nhà đầu tư có thể đăng ký tư vấn 1:1 trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc online. Trong khuôn khổ tư vấn trực tuyến cùng CNW, Quý khách hàng sẽ được:

Tư vấn 1:1 online qua video call (Zoom) với chuyên gia tư vấn đầu tư kinh doanh và di trú và được cung cấp tài liệu đầy đủ về chương trình định cư mình quan tâm:

  • Các diện đầu tư chủ động tại Canada (đề cử tỉnh bang Ontario, British Columbia), Mỹ (Visa L-1, E-2, EB-1C), Australia (188, 132), Anh, Châu Âu…
  • Thẩm định hồ sơ đầu tư và di trú nhằm chuẩn bị và tăng khả năng thành công
  • Cách chứng minh tài chính cho các chương trình định cư
  • Đánh giá bảng điểm, phương án và cách cải thiện điểm số các chương trình
  • Tư vấn ý tưởng, mô hình kinh doanh, cách thành lập, mua doanh nghiệp, franchise


Xem thêm tin tức định cư liên quan